(Khởi Nghiệp Xanh) Xu hướng tiêu dùng xanh thúc đẩy khởi nghiệp ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực của các start-up xây dựng mô hình kinh doanh bền vững. Khách hàng hiện đại, đặc biệt là ở Việt Nam, không chỉ quan tâm đến giá trị sản phẩm mà họ mua, mà còn đặt ưu tiên cao cho các giá trị xã hội và môi trường.
Việc tăng thu nhập cá nhân và nâng cao ý thức tiêu dùng đã thúc đẩy xu hướng này. Người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến sức khỏe, môi trường và cả những câu chuyện nhân văn liên quan đến sản phẩm. Điều này đã tạo ra một nhu cầu lớn cho các sản phẩm có trách nhiệm xã hội và môi trường.
Các start-up thường xuyên chọn lựa mô hình kinh doanh bền vững, không chỉ để đáp ứng yêu cầu của thị trường mà còn để thực hiện trách nhiệm xã hội và môi trường. Việc này không chỉ giúp tăng cường hình ảnh thương hiệu mà còn làm tăng khả năng thu hút đầu tư và tạo ra nguồn thu nhập bền vững từ việc sản xuất xanh.
Khách hàng ngày càng chú trọng đến việc hạn chế lãng phí, thực hiện thói quen sống xanh và sẵn sàng chi tiền cho các sản phẩm có ảnh hưởng tích cực đến môi trường. Điều này đã tạo ra tiềm năng lớn cho các start-up hướng đến việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bền vững, và đồng thời hỗ trợ phát triển môi trường kinh doanh có trách nhiệm và nhân văn.
Người dùng chi tiêu “thoáng tay” hơn cho sản phẩm xanh
Tình hình tiêu dùng ngày càng trở nên thân thiện với môi trường, đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm và sản phẩm sinh học. Khảo sát của PwC năm 2021 cho thấy hơn 47% người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm có khả năng phân hủy sinh học. Sự độc lập tài chính và ý thức về ảnh hưởng của thói quen mua sắm đối với môi trường đang thúc đẩy sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng.
Trước đó, theo số liệu của Nielsen năm 2020, 80% người tiêu dùng Việt Nam đã sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm cam kết “xanh” và “sạch”, được sản xuất từ nguyên liệu thân thiện với môi trường. Người tiêu dùng ngày càng tập trung vào việc mua sắm ít nhưng chọn lựa các sản phẩm tốt, không gây hại đến môi trường.
Một số người tiêu dùng, như chị Nhung, 46 tuổi ở Hà Nội, thậm chí chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm hữu cơ, không biến đổi gen, không có chất bảo vệ thực vật, và được sản xuất theo các phương pháp truyền thống không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Xu hướng này phản ánh thói quen mua sắm có trách nhiệm, giảm phát thải và tránh lãng phí. Điều này được thể hiện qua khảo sát người tiêu dùng của Deloitte Việt Nam năm 2021, khi mà đặc tính và chất lượng sản phẩm đang ảnh hưởng đến hành vi mua sắm hơn là giá cả.
Điều này cũng có thể được lý giải do đại dịch tác động vào tâm lý khiến người tiêu dùng quan tâm hơn đến sức khỏe, sinh thái và các vấn đề xã hội. Trên thực tế, các nhóm khách hàng, đặc biệt là các khách hàng trẻ tuổi luôn đòi hỏi nhiều hơn ở một sản phẩm hay dịch vụ. Các đòi hỏi đó không chỉ bao gồm giá cả, chất lượng hay uy tín thương hiệu mà còn nằm ở những câu chuyện lớn lao hơn như trách nhiệm xã hội, giải quyết được các vấn đề về bất bình đẳng giới hay môi trường.
“Xanh hóa” để phát triển
Xu hướng mua sắm ít hơn nhưng tập trung vào chất lượng hay chi nhiều tiền hơn cho các sản phẩm “xanh” của người tiêu dùng cũng là “chất xúc tác” để các startup mạnh dạn hơn trong việc triển khai các mô hình khởi nghiệp bền vững. Nhiều ý tưởng kinh doanh bền vững bắt nguồn từ việc giải quyết nhu cầu về mong muốn tiêu dùng có trách nhiệm hơn của khách hàng.
Bắt nguồn từ ý tưởng tạo ra các sản phẩm “xanh” giúp người tiêu dùng thay đổi thói quen, đồng thời, nhìn ra tiềm năng phát triển thị trường, nữ 9X Marina Trần Vũ đã quyết định về Việt Nam khởi nghiệp. Các sản phẩm được chế tạo từ 100% nguyên liệu tự nhiên như cỏ, dừa, gạo, bã mía và cà phê nhằm thay thế những sản phẩm nhựa sử dụng một lần được Marina xem như giải pháp xanh thiết thực hòa cùng xu hướng tiêu dùng có trách nhiệm với môi trường.
Sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và những trăn trở về môi trường cũng là lý do khiến CEO Trương Tiến – Thương hiệu Isito muốn phát triển các sản phẩm ống hút từ rau củ quả, bột sinh tố. Các sản phẩm này không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn mang lại cuộc sống tốt hơn cho bà con nông dân và nâng cao giá trị nông sản Việt Nam.
Theo anh Tiến, chăm sóc sức khỏe cá nhân là xu hướng tất yếu ở các quốc gia phát triển và ở một đất nước đông dân như Việt Nam có tiềm năng thị trường lớn. Việc xây dựng hệ sinh thái kinh doanh với các sản phẩm thân thiện môi trường là hành động văn minh, góp đóng góp vào việc bảo vệ môi trường trước nguy cơ cuộc sống của nhân loại đang ngày càng bị đe dọatrước sự biến đổi khí hậu.
Dưới góc độ quỹ đầu tư, khi nói về tiềm năng của các mô hình khởi nghiệp bền vững, bà Trần Hoài Phương – Phó chủ tịch và Quản lý đầu tư tại Việt Nam của Quỹ Wavemaker Partners cho biết hiện các quỹ mạo hiểm cũng thay đổi “khẩu vị” đầu tư khi tập trung vào một số ngành mang đến giá trị cho môi trường tiêu biểu là Agritech (công nghệ trong nông nghiệp). Với tiềm năng thị trường tại Việt Nam lớn khi nông nghiệp chiếm tới 15% GDP tương đương thị trường khoảng 40 tỷ đô và ý thức tiêu dùng của người dùng đang thay đổi, các mô hình khởi nghiệp bền vững có nhiều triển vọng phát triển.
“Ưu tiên đầu tư vào các sản phẩm, dịch vụ mô hình kinh doanh bền vững, tạo ra các tác động tích cực đến xã hội” cũng là tiêu chí đầu tư của CEO Bùi Thành Đô – Quỹ đầu tư ThinkZone. Bên cạnh khả năng sinh lời, một mô hình kinh doanh cần phải phát triển bền vững đồng thời giải quyết được các thách thức của xã hội. Đây là một trong những yếu tố tiên quyết tạo “lực đẩy” để các doanh nghiệp nâng cao khả năng nhận đầu tư.
Đồng thời, khi giải quyết được bài toán “xanh” trong hoạt động sản xuất với các tiêu chí như đạt chuẩn chất lượng, xử lý chất thải phát sinh đạt tiêu chuẩn, sản xuất tiết kiệm năng lượng, giải pháp tái chế chất thải… doanh nghiệp có thể xâm nhập và hưởng các mức thuế suất ưu đãi khi tấn công vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU.
Tại Việt Nam, theo quy định của Nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường, được gắn “Nhãn xanh Việt Nam” sẽ được hưởng những ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí về bảo vệ môi trường.
Hiện nay, người tiêu dùng trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam đang hướng tới các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường và coi đó như một tiêu chuẩn cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Nhiều chuyên gia cho rằng, sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng trong bối cảnh dịch Covid-19 sẽ vừa là cơ hội vừa là thách thức startup trong việc sản xuất, cung ứng hàng hóa theo các tiêu chí xanh, sạch, minh bạch thông tin sản phẩm để thu hút người tiêu dùng.