Kinh nghiệm khởi nghiệp ngành sản xuất – Bí quyết đem lại thành công

(Khởi Nghiệp Xanh) Khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất đưa ra nhiều thách thức, nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển. Để đạt được sự thành công, việc nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết và chọn đối tác đúng là quan trọng. Quản lý nguồn vốn, rủi ro, và chất lượng sản phẩm cũng đều đòi hỏi sự chú ý và kỹ năng. Việc tập trung vào môi trường làm việc tích cực và bền vững không chỉ giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn tạo ra sự hấp dẫn đối với khách hàng. Bằng cách này, khởi nghiệp trong sản xuất có thể đạt được sự ổn định và phát triển bền vững trên thị trường. Hãy theo dõi bài viết về kinh nghiệm khởi nghiệp ngành sản xuất dưới đây để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Ngành sản xuất - lĩnh vực không mới nhưng chưa thu hút start-up đầu tư
Ngành sản xuất – lĩnh vực không mới nhưng chưa thu hút start-up đầu tư

Ngành sản xuất – lĩnh vực không mới nhưng chưa thu hút start-up đầu tư

Sẽ không ngoa một chú nào khi chúng ta nói rằng “khởi nghiệp bây giờ đang là xu hướng”, tôi đã gặp rất nhiều những người trẻ họ quyết định nghỉ công việc hiện tại giữa chừng để bắt đầu xây dựng cho mình một doanh nghiệp mới để tự làm chủ, tự đầu tư và tự chịu trách nhiệm cho sự nghiệp của chính mình.

Hàng năm ước tính nước ta có khoảng 3000 doanh nghiệp mới được thành lập, tuy nhiên trong số những doanh nghiệp này thì tỉ lệ phá sản cũng luôn ở con số cao. Điều đó cho thấy rằng khởi nghiệp không phải là một điều đơn giản. Khởi nghiệp luôn đi kèm với rủi ro về nguồn vốn, về nhân công, về yếu tố thị trường,… đặc biệt khi bạn khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thì những rủi ro này có thể nhân lên rất nhiều lần. Có lẽ vì thế mà sản xuất là lĩnh vực hấp dẫn như chưa thu hút các startup đầu tư.

Bắt đầu khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất không phải là một điều dễ dàng, nó là cả một sự chuẩn bị kỹ càng với rất nhiều yếu tố. Thông thường, lựa chọn lĩnh vực sản xuất làm hướng đi riêng của mình doanh nghiệp sẽ cần đầu tư một nguồn vốn lớn, các phân xưởng để sản xuất, những thiết bị phức tạp, nguyên liệu thô,… Đặc biệt là nguồn lao động với các công nhân có kỹ thuật đạt được các yêu cầu sản xuất đưa ra. Bạn cũng phải sẵn sàng cho mình một loạt những kiến thức, trách nhiệm, những mối quan hệ và một cái đầu lạnh để có thể tham gia phối hợp hiệu quả trong nhiều quy trình sản xuất.

Những điều cần xác định trước khi bắt đầu khởi nghiệp ngành sản xuất
Những điều cần xác định trước khi bắt đầu khởi nghiệp ngành sản xuất

Sản xuất là lĩnh vực mà doanh nghiệp trực tiếp chế tạo ra các sản phẩm bao gồm sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm điện tử, mỹ phẩm,… những thành công đầu tiên được ghi dấu bằng các đơn hàng, bằng số lượng khách hàng quen thuộc tăng lên hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Nếu khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các startup dễ dàng hơn trong quảng bá thương hiệu thì khởi nghiệp từ những sản phẩm truyền thống, sản phẩm được sử dụng hàng ngày họ sẽ vất vả hơn rất nhiều. Vì lẽ, đặc điểm mua sắm của con người là luôn ưu tiên sử dụng những sản phẩm quen thuộc, sản phẩm nhập khẩu, sản phẩm có giá thành rẻ. Trong khi đó, doanh nghiệp mới sẽ rất để thay đổi thói quen người dùng.

Trước khi bắt đầu khởi nghiệp, hãy xác định rõ rằng bạn có thể phải đối diện với việc doanh số bán ra là con số 0, có thể mất khoảng 6 tháng đến 1 năm đối mặt với điều này, để bạn từng bước xâm nhập thị trường, thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng. Nhiều doanh nghiệp đã liên tục đối diện với cảnh âm doanh số trong một thời gian dài. Lúc này, nếu không có nguồn vốn mạnh doanh nghiệp rất có thể sẽ phá sản.

Nói như vậy không có nghĩa là khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất sẽ chỉ toàn rủi ro. Một trong những điểm cộng lớn nhất bạn nên chọn lĩnh vực này để bắt đầu sự nghiệp cho mình đó là tận dụng nguồn nhân công giá rẻ, có tay nghề và giá thành sản phẩm bán ra cao hay rất nhiều những yếu tố thuận lợi khác.

Những điều cần xác định trước khi bắt đầu khởi nghiệp ngành sản xuất

Bạn cần chuẩn bị những gì để lãnh đạo một doanh nghiệp ngành sản xuất?

Một doanh nghiệp sản xuất luôn đòi hỏi cao về thời gian đầu tư xây dựng, nguồn vốn và nguồn lực. Bạn phải có tài chính để thực hiện những dự trù nguồn vốn đáng kể ở phần đầu của quy trình trong khi chờ đợi khoản thanh toán sau khi sản phẩm được bán ra. Vì vậy, bạn sẽ phải tự hỏi mình một số câu hỏi trước khi chọn bắt đầu và sở hữu một doanh nghiệp trong ngành.

Câu hỏi đầu tiên cũng là quan trọng nhất đó là bạn có phải là một nhà sản xuất? Trước đây, có thể bạn đã tạo ra một sản phẩm mới hữu ích, có tiềm năng phát triển và bạn muốn thấy nó được sản xuất hàng loạt. Một nhà sản xuất sẽ có kiến thức chuyên ngành để hiểu về ngành nghề mình kinh doanh, từ đó họ mới có thể vận dụng phát triển sự nghiệp cho mình.

Còn nếu bạn có đầu óc kinh doanh nhưng sản xuất không phải là thế mạnh của bạn vậy hãy xem xét rằng mình có thích hợp làm nhà sản xuất hay không? Bằng việc xác định bạn có kỹ năng quản lý cần thiết để phối hợp nhiều người trong quy trình tạo thành một doanh nghiệp sản xuất. Những kỹ năng cần có trong sản xuất có thể rất khác so với bộ kỹ năng để phát minh, hay định hình ra mình cần một sản phẩm như thế nào.

Tiếp theo là bạn có nguồn tài chính, hoặc có khả năng thuyết phục gọi vốn đầu tư. Như đã nói ngay ban đầu, sản xuất cần rất nhiều “tiền” trước mắt là đầu tư vào máy móc và thiết bị và nguyên liệu thô, và không thể thu lại ngay lập tức cho đến khi quy trình sản xuất được đã hoàn thành và các sản phẩm được bán ra. Sau là để phát triển thương hiệu và mở rộng quy mô thương thương hiệu sản xuất của chính mình, đây chính là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Lựa chọn quy trình sản xuất phù hợp với nguồn vốn và sản phẩm doanh nghiệp

Bắt đầu quy trình sản xuất, bạn sẽ nhận ra rằng mình có rất nhiều sự lựa chọn các quy trình khác nhau. Bạn có thể bối rối nhưng cũng có thể hào hứng muốn ứng dụng thử tất cả cá quy trình vào sản phẩm của mình. Tuy nhiên, hãy xác định rõ ràng mức độ phù hợp của quy trình đó với nguồn vốn đầu tư cá nhân cũng như sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp. Vì lẽ, chất lượng sản phẩm là quan trọng nhất nhưng bạn cũng phải sử dụng vốn đề duy trì và quảng bá chúng. Đừng đầu tư quá nhiều vào quy trình mà bỏ qua các nhân tố hậu kỳ như marketing, quảng cáo,… để trực tiếp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Lựa chọn quy trình sản xuất phù hợp với nguồn vốn và sản phẩm doanh nghiệp
Lựa chọn quy trình sản xuất phù hợp với nguồn vốn và sản phẩm doanh nghiệp

Có một cách rất thông minh giúp bạn vừa đáp ứng được quy trình vừa tiết kiệm tài chính đó là thay vì bắt đầu một hoạt động sản xuất từ những khâu ​​đầu tiên đến khâu cuối cùng, bạn có thể kết hợp làm việc với những người hoặc doanh nghiệp khác, những doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoạt động trong quy trình sản xuất. Giống như các sản phẩm của Apple, doanh nghiệp này không hoàn toàn sản xuất từ đầu đến cuối bao gồm các khâu sản xuất màn hình, hộp, camera, main,… sản phẩm của mình, mà trụ sở chính chỉ sản xuất các bộ phận độc quyền doanh nghiệp, bộ phận cốt lõi như main, linh kiện hay chíp điện tử. Còn lại các sản phẩm khác như vỏ trước đây được sản xuất tại Trung Quốc, hộp được sản xuất tại một số nước khác. Đặc biệt là màn hình IP được kết hợp sản xuất chủ yếu bởi Samsung, LG – hãng đối thủ của Apple. Điều này cho thấy rằng, doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể kết hợp với những doanh nghiệp khác, kể cả đối thủ trong quy trình sản xuất để đẩy chất lượng sản phẩm của mình lên cao.

Xác định giá cả và chi phí sản xuất cho sản phẩm của bạn

Tính tóan về những chi phí là hoạt động quan trọng trong tất cả các loại hình kinh doanh, tuy nhiên nó đặc biệt quan trọng trong sản xuất khi sự kết hợp phức tạp của chi phí cố định, biến đổi, trực tiếp và gián tiếp có tác động đáng kể đến lợi nhuận của sản phẩm đạt được. Theo dõi các loại chi phí bỏ ra, quy trình sản xuất giúp bạn sử dụng những thông tin để ra quyết định giá thành sản phẩm cũng như mức độ hiệu quả cần đạt được.

Tính toán chi phí có thể giúp bạn phác họa một bức tranh rõ ràng về chi phí sản xuất của mỗi mặt hàng theo các quy trình, yêu cầu và định hướng khác nhau. Với thông tin chi tiết về chi phí sản xuất, bạn sẽ có thể phân tích chính xác giá tối thiểu của sản phẩm trên thị trường.

Hoạt động xác định chi phí sản xuất ở dạng cơ bản nhất là chia chi phí thành các loại dựa trên hai bộ đặc điểm. Chi phí là trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến quá trình sản xuất, chi phí có thể thay đổi hay cố định liên quan đến số lượng thành phẩm.

  • Chi phí trực tiếp là những chi phí phát sinh trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm của bạn. Bao gồm nguyên liệu thô, nguồn nhân công lao động, chi phí về máy móc, khấu hao đi kèm,… là những ví dụ rõ ràng nhất về chi phí trực tiếp. Ngoài ra còn một số chi phí khác như nguồn điện tiêu thụ, vật tư đi kèm,…
  • Chi phí gián tiếp liên quan đến các chức năng hành chính hoặc hỗ trợ thay vì trực tiếp đến quy trình sản xuất. Ví dụ như chi phí về văn phòng kinh doanh, kiểm soát chất lượng, khấu hao cơ sở vật chất và thiết bị, và nhiều mặt hàng khác.
  • Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi khi khối lượng sản xuất được điều chỉnh. Chi phí nguyên vật liệu và chi phí lao động sản xuất thường tỷ lệ thuận với số lượng sản phẩm được sản xuất. Chi phí cho các tiện ích và nhiên liệu được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất cũng có xu hướng thay đổi theo mức độ sản xuất.
  • Chi phí cố định không thay đổi theo mức độ sản xuất. Đầu tư vào cơ sở vật chất và máy móc thiết bị là một chi phí cố định. Hoặc những chi phí chung thương ít bị thay đổi, mặc dù một số khía cạnh của chi phí có cả thành phần cố định và biến.

Kinh nghiệm khởi nghiệp ngành sản xuất – bài học từ những start-up thành công

Kinh nghiệm khởi nghiệp ngành sản xuất sẽ là những bài học quý báu cho bạn, kinh nghiệm này được tìm hiểu và rút ra kết luận từ các chia sẻ của những nhà khởi nghiệp thành công trong ngành. Đó là:

Nắm bắt những đổi mới từ nhỏ nhất

Sẵn sàng một quy trình sản xuất là điều đúng đắn, tuy nhiên quy trình này không nhất định phải áp dụng nguyên xi từ đầu đến cuối mà phải liên tục có những đổi mới từ nhỏ nhất để cập nhật xu hướng của thị trường. Việc đổi mới không phải lúc nào cũng cần là một “tiếng nổ lớn” và phá vỡ toàn bộ cấu trúc của ngành công nghiệp sản xuất. Mà đôi khi, nó tinh tế hơn và dựa trên những cải tiến nhỏ theo thời gian để tạo ra lợi ích lớn và giá trị cuối cùng nó đem lại. Với những doanh nghiệp startup, những cú hích nhỏ, đổi mới nhỏ này sẽ có giá trị quan trọng khi thúc đẩy công ty phát triển.

Những cải tiến và tăng trưởng nhỏ không nên bị đánh giá thấp, nó sẽ có ý nghĩa không nhỏ trong việc tiết kiệm thời gian, cải thiện an toàn lao động và đem lại chất lượng sản phẩm tốt hơn. Sự tham gia tích cực và cải tiến liên tục là mảnh đất màu mỡ cho sự đổi mới.

Để nhân viên có thể tự chủ và chịu trách nhiệm với sản phẩm mình tạo ra

Như đã nói ngay từ ban đầu, doanh nghiệp cần chuẩn bị một quy trình sản xuất chất lượng ngay từ ban đầu, tuy nhiên, trong quá trình sản xuất đó, bạn cũng cần phải tôn trọng quyền tự chủ của nhân viên và quyền sở hữu công việc của nhân viên đó trên cơ sở đáp ứng yêu cầu chung của chất lượng sản phẩm đề ra ban đầu.

Đối với ngành sản xuất, những công nhân, nhân viên sản xuất là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm, họ thường là những người gần gũi nhất với thiết bị và sản phẩm và cũng là người ở tuyến đầu đối mặt với những thách thức mà doanh nghiệp gặp phải. Điều này mang lại cho họ một suy nghĩ độc đáo về những gì cần thiết để cải thiện quy trình sản xuất, chất lượng sản và họ cần sự tự chủ để làm điều đó. Đồng thời họ cũng sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những cải thiện của chính mình.

Trả lời