(Khởi nghiệp xanh) Kỹ thuật trồng mít Thái ngày càng được nhiều người quan tâm khi nhận thấy loại quả này có giá trị kinh tế cao. Song, để có một mùa mít bội thu bạn cần hiểu rõ cách trồng và chăm sóc phù hợp.
Các yếu tố tự nhiên phù hợp với mít Thái
Mít Thái là nông sản được ưa chuộng thời gian gần đây bởi đặc tính dễ trồng và nhanh cho quả. Chúng thích nghi tốt với nhiều điều kiện tự nhiên khác nhau, cụ thể:
Đất
Mít Thái không kén đất, phát triển được cả trên những vùng đất nghèo dinh dưỡng như đất cát, bạc màu, sỏi đá,… Tuy nhiên, để cây phát triển tốt nên trồng ở vùng đất có độ pH từ 5.5 – 7 và không quá trũng thấp. Đồng thời đảm bảo đất luôn khô ráo và hệ thống thoát nước hoạt động hiệu quả.
Đảm bảo các yếu tố này, bạn có thể trồng mít Thái trong chậu, trồng mít Thái trong thùng xốp, trồng mít Thái trên sân thượng hoặc tại vườn nhà.
Nước
Cây mít có đặc tính chịu hạn kém nhưng lại không ưa nhiều nước. Vì vậy, muốn cây luôn tươi tốt và nhanh cho quả bạn cần cấp đủ nước vào mùa khô, tránh ngập úng khi mùa mưa kéo dài.
Khí hậu
Loại cây này có đặc điểm chịu lạnh tốt, thích nghi cao ngay cả khi thời tiết biến đổi thất thường. Tuy nhiên khí hậu thích hợp nhất với mít sẽ là nhiệt đới và cận nhiệt.
Chọn giống
Nguồn giống có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng mít sinh trưởng và mật độ quả. Những giống cây sở hữu đặc điểm sau được đánh giá cao về chất lượng:
- Thân thẳng, không có vết lạ hay biến dạng.
- Bo ghép chắc chắn, chồi mập.
- Cây giống cứng cáp, không có dấu hiệu bị bệnh.
Hiểu rõ các đặc điểm tự nhiên phù hợp trên sẽ giúp bạn chăm sóc mít Thái dễ dàng và tránh được sâu bệnh. Ngoài ra, trồng đúng thời điểm cũng giúp nhà vườn hạn chế tác động xấu từ môi trường lên cây.
Thời điểm trồng mít Thái
Theo nhiều người hướng dẫn trồng mít Thái, thời điểm được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất quả. Thời gian lý tưởng trồng cây thường sẽ từ tháng 5 – tháng 7 Dương lịch. Đây là giai đoạn mới bước vào đầu mùa mưa, độ ẩm và nhiệt độ thích hợp để mít sinh trưởng tốt.
Mít cũng có thể trồng được vào thời gian khác trong năm. Song, cây sẽ chậm phát triển và dễ bị bệnh hơn nên đòi hỏi người trồng phải chăm sóc kỹ càng, cẩn thận.
Vì lẽ đó, một trong những kỹ thuật trồng mít Thái siêu sớm là chọn đúng thời điểm. Song song với đó bạn cũng nên tìm hiểu khoảng cách giữa các cây một cách hợp lý.
Khoảng cách trồng mít Thái
Cách trồng mít Thái sai quả phải kể đến khoảng cách các cây phù hợp, thường từ 5 – 6 m trong cùng một hàng, hàng với hàng cách nhau 6 – 7 m.
Mô hình trồng mít Thái lý tưởng là duy trì mật độ như sau:
- Mật độ dày: Khoảng 300 cây/ha
- Mật độ thưa: Khoảng 210 cây/ha
Lưu ý: Quy cách trồng mít Thái dày hay thưa phụ thuộc vào mục đích và kế hoạch của người trồng, nhưng cần đảm bảo đủ không gian để cây phát triển và kết quả.
Bên cạnh khoảng cách, những kỹ thuật trồng và chăm sóc mít sau cũng là thông tin quan trọng bạn nên áp dụng.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc mít Thái
Sau đây là các kỹ thuật trồng, chăm sóc mít đúng cách bạn có thể tham khảo:
Đào hố, làm đất trồng
Đất trồng cần loại sạch cỏ dại, mầm bệnh và có hệ thống tưới tiêu, thoát nước. Xẻ rãnh, đào hố trồng cần thực hiện dựa theo đặc tính từng loại đất.
- Đất bằng phẳng: Mương rãnh sâu ít nhất 30 – 40 cm chống ngập úng vào mùa mưa. Cần đắp mô cao từ 40 – 70 cm, hố trồng có kích thước 40 x 40 x 40 cm.
- Đất hơi dốc: Không phải đắp mô, thay vào đó chỉ cần đào hố kích thước 40 x 40 x 40 cm.
- Đất có độ dốc nhiều: Làm hốc 40 x 40 cm và đào sâu sâu 60 cm.
Bón lót
Bón lót cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cây giai đoạn đầu. Theo đó, mỗi hố trồng cần chuẩn bị 10 – 12 kg phân chuồng đã ủ hoai (hoặc 1 kg phân hữu cơ Komix), 150 – 250 g Super lân, 50 g Basudin 10 H và 0.5 kg vôi. Trộn đều hỗn hợp với nhau, sau đó rải đều xuống hố.
Cách đặt cây
Tại hố trồng đào thêm một lỗ ở giữa để đặt bầu cây vào. Dùng dao sắc rạch một đường xung quanh bầu cây và loại bỏ phần bao nilon bên ngoài. Kiểm tra, cắt bỏ tất cả phần rễ ăn đâm ra khỏi bầu. Sau đó đặt cây đứng thẳng trong hố, đổ đất xung quanh và nén chặt.
Tưới nước
Trong tháng đầu sau khi trồng mít cần được tưới nước thường xuyên từ 2 – 3 ngày/lần. Về sau giảm tần suất xuống 4 – 5 ngày/lần. Có thể sử dụng rơm hoặc xác thực vật phủ xung quanh gốc nhằm giữ độ ẩm vào mùa khô và hạn chế rửa trôi khi mưa lớn.
Bón phân
Quá trình bón phân cho cây đảm bảo đúng thời điểm, liều lượng và nên kết hợp giữa phân bón hữu cơ và hoá học.
Loại phân bón | Năm thứ 1 | Năm thứ 2 | Năm thứ 3 |
Phân hữu cơ | Nên bón vào cuối mùa mưa. Mỗi gốc khoảng 8 kg phân hữu cơ ủ mục. Bón cách gốc 30 cm. | Đào rãnh 20 – 25 cm, cách gốc 80 cm. Bón 15 kg phân/gốc vào đầu mùa mưa. | Đầu mùa mưa bổ sung 25 kg phân/gốc. Tạo rãnh bón ứng với rìa mép tán cây trở ra. |
Phân hoá học | Cứ 1 – 1.5 tháng bón phân 1 lần.Mỗi gốc bón 100 – 150 g NPK (15:15:15), kết hợp thêm phân bón lá vi lượng (Number one, Fetrilon-combi). | Bón mỗi cây 150 – 200 g phân NPK tỷ lệ 2:1:2.Cây 1.5 – 2 tháng bón 1 lần. | Bón 200 – 300 g NPK (20:20:15) và Super lân.Bổ sung thêm 400 – 500 g Kali sulphate (K2SO4)/gốc cây, kết hợp phân bón lá 0-52-34 phun cho cây 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần. |
Lưu ý: Người làm vườn nên đào rãnh bón phân xa gốc cây. Khi bón phân cần xới tơi đất xung quanh, phủ kín gốc và tưới nước.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Cách phòng trừ sâu bệnh hại cho mít ứng với nguyên nhân gây bệnh khác nhau, cụ thể:
Tên sâu bệnh hại | Biểu hiện | Cách phòng trừ |
Sâu đục thân, quả | Sâu đẻ trứng trên lá non sau đó xâm nhập vào thân cành, quả. Cây bị hư hại, quả thâm đen, thối hỏng và bị rụng sớm. | Giai đoạn lá và trái non:
Giai đoạn quả lớn:
|
Ruồi đục quả | Quả xuất hiện những vết thối nhũn và lan rộng nhanh chóng. | Bọc quả hoặc xịt thuốc diệt ruồi trebon 10 Nd, decis 25 ec,…Dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. |
Rầy, rệp hại cây | Lá bị quăn lại, cây còi, chậm lớn. Quả biến dạng do bị rầy, rệp hút nhựa. | Phun thuốc Supracide 40 EC, Bassan 50 EC, Basudin 50 ec,… |
Bệnh thối gốc, chảy nhựa | Gốc cây có nhiều vết loét, vỏ cây thối dần, có dịch nước chảy ra. | Trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt.Có thể dùng thuốc Ridomil hoặc Aliette phun khi cây bị bệnh. |
Bệnh thối nhũn | Thân cây xuất hiện hạch nấm tròn và lan rộng. | Sử dụng các loại thuốc như Rovral, Kitazin hay Ridomil. |
Lưu ý: Sử dụng các biện pháp trừ sâu bệnh phải có chọn lọc, nên ưu tiên những sản phẩm an toàn với sức khoẻ và thân thiện môi trường.
Người trồng cũng nên thường xuyên kiểm tra và dọn vườn sạch sẽ, thông thoáng để loại bỏ môi trường phát sinh nấm bệnh.
Tỉa cành, tỉa trái
Kỹ thuật tỉa cành, tỉa trái có tác dụng định hình tán cây và nâng cao chất lượng quả thu hoạch.
Tỉa cành
- Chỉ tỉa khi cây cao hơn 1 m, tần suất 2 – 3 lần/năm.
- Loại bỏ các cành sát mặt đất (từ 40 cm trở xuống). Giữ lại những cành vươn đều xung quanh. Khoảng giữa các cành 40 – 50 cm.
- Tỉa cành nhiễm sâu bệnh.
Tỉa trái
- Tỉa bớt các quả bé, hình dáng xấu hoặc dính sâu bệnh.
- Với cây tầm 1 tuổi chỉ nên để 1 – 2 quả/cành.
- Những cây nhiều tuổi có thể để nhiều quả hơn tùy vào sức chịu đựng cây và điều kiện môi trường.
Như vậy có thể thấy, trồng và chăm sóc mít là cả quá trình dài mà người trồng không được lơ là. Từ khi làm đất đến khi cây trưởng thành và thu hoạch đều đòi hỏi sự tận tâm của người nông dân. Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn nắm được kỹ thuật trồng mít Thái đúng cách, từ đó giúp vườn cây ăn quả nhà mình thêm tươi tốt và bội thu.